Bộ câu hỏi tại Hội thi hướng dẫn viên giỏi Đà Nẵng
Vừa qua ngày 26/07/2008 tại Đà Nẵng đã diễn ra hội thi hướng dẫn viên du lịch giởi Đà Nẵng.
Xin gửi đến các bạn bộ đề thi kèm đáp án trong hội thi này.
Xin gửi đến các bạn bộ đề thi kèm đáp án trong hội thi này.
HỆ THỐNG CÂU HỎI
HỘI THI “TÔI LÀ NGƯỜI HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH”
PHẦN CÂU HỎI KIẾN THỨC CHUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Câu 1: Bạn hãy cho biết diện tích đất liền, độ dài bờ biển và dân số của thành phố Đà Nẵng?
Câu 2: Bán đảo Sơn Trà có bao nhiêu loài động thực vật và có tầm quan trọng như thế nào đối với Đà Nẵng? Tại sao Sơn Trà còn được gọi là Monkey Mountain?
Câu 3: Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có dân tộc ít người nào sinh sống? hiện sống ở địa bàn nào?
Câu 4: Trong 36 phố phường của Hà Nội, có phố hàng Rượu không ?
Câu 5: Nơi nào ở Việt Nam được xem là Hạ Long trên cạn?
Câu 6: Bạn hãy giới thiệu sơ lược về sự hình thành và phát triển áo dài của Việt Nam.
Câu 7: Du khách muốn tìm hiểu tiếng Việt. Bạn sẽ giới thiệu thế nào?
Câu 8: Nhã nhạc cung đình Huế được Unesco công nhận khi nào?Tại sao?
Câu hỏi 9: Anh Chị cho biết hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập năm nào? VN trở thành thành viên của tổ chức này khi nào?
Câu 10: Theo quan niệm của UNESCO có hai loại di sản văn hoá:
Câu 11: Văn Miếu Hà Nội có công trình nào thuộc Nhà Nguyễn?
Câu 12: Theo nhật báo “Courrier du Viet Nam”, diện tích trồng café của Việt Nam là 50.000ha, sản lượng chiếm 10% thị phần thế giới với 3 chủng loại: Arabica, Robusta, Moka. Loại café nào của Việt Nam đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu?
Câu 13: Tham quan Hồ Lak xong, đi Đà Lạt bằng đường bộ, bạn hãy theo quốc lộ nào, nối Buôn Ma Thuột – Đà Lạt
Câu 14: Kể tên một kênh đào rất quan trọng ở Châu Đốc, sát biên giới Việt Nam - Campuchia. Ai là người đứng ra đào kênh? Vì sao kênh đào mang tên đó?
Câu 15: Vệ tinh Vinasat của Việt Nam được phóng lên từ Guyane. Guyane là tỉnh hải ngoại của quốc gia nào? Guyane có liên hệ như thế nào với lịch sử cách mạng cận đại của Việt Nam?
Câu 16: Hội thi hướng dẫn viên Du lịch được tổ chức tại nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Bạn thử giới thiệu vắn tắt về Nguyễn Hiển Dĩnh. Kể tên hai con đường ở Đà Nẵng mang tên những nhân vật đã có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật tuồng cổ Việt Nam
Câu 17: Trong lịch sử chiến tranh hiện đại của Việt Nam, cụm từ “con đường buồn thiu” (Street without joy) chỉ con đường thiên lý nào đã nối hai tỉnh ở Miền Trung Việt Nam. Cụm từ này bắt nguồn từ đâu?
Câu 18: Trong kiến trúc truyền thống Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường nhắc đến ba loại kiến trú điển hình. Kể tên và nêu chức năng ba loại kiến trúc đó. Cho ví dụ cụ thể về từng loại kiến trúc ở địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Câu 19: Bảo tàng lịch sử Hà Nội, Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng điêu khắc Chăm, Bảo tàng Dân Tộc Học Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Cung Đình Huế. Trong năm bảo tàng trên, bảo tàng nào được xây dựng gần đây nhất? Bạn giới thiệu trong vòng 5 phút về một trong năm bảo tàng nêu trên.
Câu 20: Anh Chị cho biết chức năng của Đàn Nam Giao.
Câu 21: Anh/Chị hãy cho biết chức năng của Điện Cần Chánh.
II. LỊCH SỬ
Câu 1: Từ trước đến nay Đà Nẵng có bao nhiêu tên gọi, giải thích ý nghĩa của tên gọi qua các thời kỳ?
Câu 2: Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ? Nó còn có những tên gọi nào? Năm nào được coi là mốc chính thức khai sinh con đường này?
Câu 3: Hãy giới thiệu hoàn cảnh ra đời và vai trò lịch sử của những bản tuyên ngôn độc lập trong lịch sử Việt Nam.
Câu 4: Hãy trình bày khái quát những mốc thời gian và sự kiện đáng nhớ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1975.
Câu 5: Triều đại nhà Hồ kéo dài bao lâu? Theo bạn điều gì là đáng ghi nhận nhất trong khoảng thời gian tồn tại ngắn ngủi của Vương triều này?
Câu 6: Bạn hãy giới thiệu ba vị tướng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam theo chủ quan của bạn. Hãy giải thích sự lựa chọn của mình.
Câu 7: Du khách hỏi bạn: Tại sao lịch sử Việt Nam lại gắn liền với những cuộc chiến tranh? Người Việt có hiếu chiến quá không? Bạn hãy giải thích và chứng minh một sự thật ngược lại.
Câu 8: Hệ thống phòng thủ có vẻ đơn sơ này thật ra đã góp phần vào việc ngăn chặn bước tiến của Liên quân Pháp – Tây Ban Nha từ năm 1858 đến 1859 tại Đà Nẵng. Anh/ Chị cho biết đoạn văn trên nói đến hệ thống phòng thủ nào?
Câu 9:Một số thành tựu của các học trò đất Quảng được gắn liền với danh xưng tôn quý do nhân dân tỉnh nhà vinh danh trong tinh thần khuyến học. Đó là các danh xưng:Câu 10: Các nguồn này hợp lưu với nhau - Hội thuỷ- để trước khi ra biển cả qua Cửa Đại ( Đại Chiêm Hải Khẩu). Hội An nằm trên con sông hợp lưu - hội thuỷ đó. Anh/Chị cho biết đó là những con sông nào?
Câu 11: Tháng bảy có chiếu Vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hung
Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang
Câu ca dao này xuất hiện vào thời vua nào? Nêu lý do lịch sử của vấn đề này.
Câu 12: Năm 1883 triều đình Huế ký hoà ước Quý Mùi với thực dân Pháp, công nhận quyền bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Xin bạn cho biết Pháp ký dưới triều vua nào?
Câu 13: Từ năm 939 đến khi kết thúc chế độ phong kiến Việt Nam 1945, có bao nhiêu triều đại? Cho biết tên 2 triều đại đánh dấu sự phát triển rực rỡ của Phật giáo?
Câu 14: Kể tên 3 vị vua yêu nước dưới triều Nguyễn ( 1802 – 1945) đã bị thực dân Pháp lưu đày.Câu 15: Năm 2008 đánh dấu 150 năm ngày quân và dân Đà Nẵng kháng Pháp (1858-2008), bạn có thể nêu tên một đoạn thành lũy cũ chứng tích của công cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng đó tại thành phố Đà Nẵng.
Câu 16: Dọc theo tả ngạn sông Hàn thuộc thành phố Đà Nẵng ngày nay, trước thời kỳ Pháp thuộc có 5 xứ. bạn hãy kể tên cụ thể của 5 xứ đó.
Câu 17: Vào triều đại nào trong lịch sử Việt Nam, Phật giáo được phát triển hưng thịnh nhất?
Câu 18: Thánh mẫu nào được thờ tại Điện Hòn Chén? Tại sao?
Câu 19: Từ “ Đà Nẵng” trong ngôn ngữ Chăm có nghĩa là gì?
Câu 20: Theo Kinh dịch, Vua phải quay về hướng nào để cai trị thiên hạ?
Câu 21: Lễ thoái vị của Vua Bảo Đại diễn ra tại đâu và vào ngày tháng năm nào?
III. VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
Câu 1: Đi thăm Đại Nội Huế, có du khách hỏi HDV về đời sống cung nữ ngày xưa. Hãy kể tên một tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam nói về “ nỗi lòng cung nữ” cho biết tên tác giả.
Câu 2: Kể tên 3 bộ phim nước ngoài được thực hiện trong khoảng 20 năm trở lại đây đã góp phần chắp cánh cho du lịch Việt Nam.
Câu 3: Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Hai câu thơ trên của Hồ Xuân Hương ám chỉ đèo nào? Với 2 câu thơ trên, theo đường cái quan
Từ Ninh Bình, bạn bắt đầu bước vào địa phận tỉnh nào?
Câu 4: Bạn giới thiệu gì về Trống đồng Đông Sơn? Tại sao lại có hình tượng con cóc trên một số mặt trống?
Câu 5: Tại sao lại có hình tượng quả bầu trên nóc hầu hết những đình chùa và cả những kiến trúc ở hoàng gia Huế?
IV. PHONG TỤC
Câu 1: Tại sao người phương Đông dùng đũa trong khi người phương Tây lại sử dụng dao nỉa trong các bữa ăn?
Câu 2: Du khách phương Tây thường bị sốc khi biết không ít người Việt Nam ăn thịt chó. Bạn sẽ nói gì với họ về chuyện này?
Câu 3: Bạn nói gì với du khách về tục thờ Mẫu ở Việt Nam?
Câu 4: Ở chợ phiên Bắc Hà có một món ăn được xem như là đặc sản đó là món gì? Món đấy được nấu như thế nào?
V. TÔN GIÁO
Câu 1: Ở Đà Nẵng chùa nào theo phái Nam Tông? Hãy giới thiệu đôi nét cơ bản về ngôi chùa đó.Câu 2: Hãy giới thiệu đôi nét cơ bản về đạo Cao Đài.
Câu 3: Tại sao lại có hàng chữ “Đại đạo tam kỳ phổ độ” ở các nhà thờ Cao đài?
Câu 4: Hồi giáo đã đến nước ta từ thế kỷ thứ X. Vậy theo bạn, tại sao Hồi giáo không phát triển tương ứng với bề dày lịch sử của nó ở vùng đất này?
Câu 5: Kể tên một quần thể kiến trúc nhà thờ Công giáo nổi tiếng của Việt Nam được xây dựng trong thế kỷ XIX, do một vị linh mục Việt Nam thiết kế và thực hiện. Nhà thờ đó tọa lạc ở tỉnh nào? Nêu tên vị linh mục đó.
Câu 6: Thực chất của tính ngưỡng phồn thực là gì?
VI. DANH THẮNG – DI TÍCH
Câu 1: Tiêu chuẩn nào để thành phố Hội An được công nhận “ Di sản văn hóa thế giới”?
Câu 2:Bạn hãy cho biết những đền tháp Mỹ Sơn được xây dựng trong suốt thời gian nào? Ai là người đầu tiên khám phá?
Câu 3: Các nhà khoa học đã khảo sát và đi đến kết luận về “7 điểm nhất” của động Phong Nha, cho biết đó là những điểm gì?
Câu 4:Bạn cho biết thời gian, địa điểm tổ chức lễ Quan Thế Âm, đối tượng suy tôn và nét đặc trưng của lễ hội này?
Câu 5:Bạn cho biết những địa phương dọc bờ biển Việt Nam có một loại lễ hội rất giống nhau về nội dung, cùng tôn vinh một thần, đó là lễ hội gì? Ở Đà Nẵng lễ hội đó được tổ chức vào thời gian nào?
Câu 6:Bạn đưa khách đến Mỹ Sơn, theo bạn nên giới thiệu những gì để da khách ít nhiều cảm nhận được cái đẹp của đền tháp này?
Câu 7:Theo bạn tại sao Đại Nội - Huế lại xây dựng trên vị trí của ngày hôm nay?
Câu 8: Đèo Hải Vân là điểm tham quan hấp dẫn trên tuyến đường Bắc – Nam, anh/chị giới thiệu về điểm tham quan này.
Câu 9:Ở Bảo tàng điêu khắc Chămpa, chỉ có một phù điêu diễn tả cảnh massage được trưng bày ở phòng nào?
Câu 10:Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh với những cái chum bằng đất nung dùng như một quan tài, nhưng trông có vẻ rất bé, làm sao người Sa Huỳnh bỏ xác người vào?
Câu 11:Tại sao người ta thường dùng hình tượng con rùa để chở văn bia như trong văn miếu…?Câu 12: Hình tượng Hạc đứng trên lưng rùa nói lên điều gì?
Câu 13:Sách Đại Nam Nhất Thống Chí xuất bản thời nhà Nguyễn, chương Quảng Nam có đoạn viết: “Mây đen nổi ở Sơn Trà, triệu có mưa, cầu vồng hiện ở Cu Đê là sắp có lụt.” (Cầu vồng hiện mùa hè thì mưa, hiện mùa thu, đông thì lụt). Bạn nói rõ thêm về 2 địa danh Trà Sơn và Cu Đê.
Câu 14:Vương quốc Chămpa tập hợp bốn “vùng” hay bốn “châu” có tên Amaravati, Vijaya, Kauthara, Panduranga tương ứng với tỉnh nào ở miền Trung Việt Nam. Cho biết một số đền tháp quan trọng nhất ở đây.
Câu 15:Sông Mê kông bắt nguồn từ vùng núi tuyết Tây Tạng, chảy qua Trung Hoa, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam. Từ “Mê Kông” bắt nguồn từ đâu?
Câu 16:Vườn quốc gia Nam Cát Tiên thuộc tỉnh nào? Nêu hai đặc điểm chủ yếu của địa danh này trong bản đồ du lịch Việt Nam
VII. NÔNG NGHIỆP
Câu 1: Bạn hãy trình bày quy trình trồng lúa ở Việt Nam.
Câu 2: Theo bạn tại sao những cánh đồng ở Việt Nam bị chia thành những thửa ruộng nhỏ, đôi khi chỉ là những mẩu đất nhỏ để canh tác ở đồng bằng
Câu 3: Du khách hỏi bạn: “ Tại sao chỉ thấy đa phần là phụ nữ làm ruộng?” Bạn sẽ nói gì?
Câu 4: Bạn hãy giới thiệu khái quát với du khách bức tranh nông nghiệp Việt Nam từ năm 1989 đến nay.
PHẦN CÂU HỎI THI NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN VÀ KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH
Câu 1: Bạn hãy giới thiệu về danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Câu 2: Bạn hãy giới thiệu khu du lịch Bà Nà.
Câu 3: Có người cho rằng, khi dẫn đoàn và hướng dẫn quá nhiều lần tại một điểm tham quan sẽ gây cho hướng dẫn viên trạng thái nhàm chán và họ phải “đóng kịch” để che bớt trạng thái đó. Anh chị có đồng ý với quan điểm này không? Có cách nào khắc phục tình trạng đó.
Câu 4 :Là HDV, anh chị xử lý thế nào khi khách du lịch phản ứng (có thể đúng, có thể sai) đối với một số thông tin anh chị cung cấp cho khách ?
Câu 5 : Không ít người cho rằng: nghề hdv du lịch là một nghề “nhàn hạ”, không cần qua đào tạo và môi trường công tác là “đáng e ngại”. Là hdv yêu nghề, anh chị có thể hướng dư luận hiểu đúng về nghề nghiệp của mình như thế nào?
Câu 6: Người HDV du lịch phải đối xử bình đẳng với mọi du khách trong đoàn. Anh chị hiểu và thực hiện nguyên tắc này như thế nào khi làm việc với một đoàn khách?
Câu 7: Anh chị hãy nêu một số nguyên tắc cơ bản mà người hướng dẫn du lịch phải tuân thủ khi đoàn khách xảy ra tình huống khẩn cấp ( tai nạn, hỏa hoạn)?
Câu 8:Ấn tượng đầu tiên của khách du lịch về người HDV có tầm quan trọng như thế nào? Anh chị cho biết người HDV phải làm gì để tạo ấn tượng tốt đối với du khách ngay trong lần gặp đầu tiên?
Câu 9: Thực tế cho thấy có những Hdv rất thành công khi hướng dẫn một đoàn khách quốc tế nhưng lại rất lúng túng khi hướng dẫn một đoàn khách Việt Nam. Anh chị cho biết nguyên nhân và hướng khắc phục?
Câu 10: Đoàn khách đã được giới thiệu nhiều Chùa đẹp của 3 Miền trong chương trình tham quan, nhưng khách cho rằng các chùa đều giống nhau. Hdv cần làm gì để nội dung tham quan các chùa không bị đơn điệu, làm khách nhàm chán?
Câu 11: Có ý kiến cho rằng để thành công trong công tác hướng dẫn cho một đoàn khách Việt Nam, hdv cần có kỹ năng hoạt náo tốt. Cho biết ý kiến anh chị về vấn đề này?Câu 12:Xe đưa đoàn đi tham quan, tình cờ qua đoạn đường có một số cảnh nhếch nhác. Để hướng sự chú ý của đoàn khách vào vấn đề khác, tránh nhìn những cảnh không hay, anh chị sẽ làm như thế nào? Trình bày chi tiết chiến thuật của mình.
Câu 13: Theo anh chị, ngoại trừ sức khỏe là điều kiện cần phải có, những yếu tố nào sau đây tạo thành công của Hdv: ngoại hình, kiến thức, ngôn ngữ, đạo đức? Giải thích.
Câu 14 : Điều 7 Quy chế hoạt động của Chi hội Hướng dẫn viên du lịch quy định nghĩa vụ của Hội viên là gì?
Câu 15 :Anh(Chị) hãy cho biết quyền và nghĩa vụ của HDV Du lịch được luật du lịch quy định như thế nào?
Câu 16 :Hãy nêu những điều HDV không được làm được quy định tại Luật du lịch?Câu 17 :Từ phi trường Đà Nẵng, bạn đưa khách về Bảo tàng Điêu khắc Chăm bằng xe 45 chỗ. Thời gian 10 phút. Trong thời gian đó, bạn thử giới thiêụ về Đà Nẵng.
Câu 18 :Anh chị giới thiệu món Mỳ Quảng cho du khách như thế nào?
Câu 19 :Anh chị hãy nêu rõ những hành vi vi phạm của HDV du lịch sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000đ đến 500.000đ theo quy định của Nghị định 149/2007/NĐ- CP ngày 09/10/2007 của Chính phủ.
Câu 20 :Anh/Chị hãy nêu rõ những hành vi vi phạm của HDV du lịch sẽ bị xử phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000đ theo quy định của Nghị định 149/2007/NĐ- CP ngày 09/10/2007 của Chính phủ.
Câu 21 :Anh/Chị hãy nêu rõ những hành vi vi phạm của HDV du lịch sẽ bị xử phạt tiền từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ theo quy định của Nghị định 149/2007/NĐ- CP ngày 09/10/2007 của Chính phủ.
Câu 22 :Anh/Chị hãy nêu rõ những hành vi vi phạm của HDV du lịch sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ theo quy định của Nghị định 149/2007/NĐ- CP ngày 09/10/2007 của Chính phủ.
PHẦN CÂU HỎI VỀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Câu 1 :Anh Chị sẽ giải quyết như thế nào khi một khách trong đoàn du lịch từ chối nhận phòng anh chị đã bố trí?
Câu 2 :Anh chị xử lý như thế nào khi đưa đoàn đến địa phương, hướng dẫn viên địa phương đi cùng đoàn đưa ra một số thông tin khác với thông tin mà anh chị cung cấp trước đó làm cho khách thắc mắc?
Câu 3 :Là hướng dẫn viên, anh chị xử lý như thế nào khi đoàn khách của anh chị gặp thiên tai dọc đường không thể về thành phố theo chương trình để sáng hôm sau bay về nướcCâu 4 :Anh chị cần cung cấp cho khách những thông tin gì để giúp họ khỏi bối rối khi lạc đoàn tại điểm tham quan? Nếu điều đó xảy ra thì anh chị sẽ xử lý như thế nào?
Câu 5 :Anh chị sẽ xử lý như thế nào khi trong đoàn có người khách có thái độ khiêu khích ( về quan điểm chính trị, chế độ xã hội .. ..) ?
Câu 6 :Là người hướng dẫn đoàn, anh chị sẽ xử sự như thế nào khi một vài khách trong đoàn nhờ anh chị giúp đỡ một số việc riêng của họ (mua bán, đi thêm nơi này nơi khác...vv) ?Câu 7 :Anh chị cho biết một vài kinh nghiệm trong cách xử sự với người khách du lịch “ cá biệt” luôn vi phạm nội quy, giờ giấc, có thái độ hoặc hành động làm ảnh hưởng đến cả đoàn khách?Câu 8 :Sau một ngày hướng dẫn khách, anh chị thông báo lịch trình và kế hoạch của ngày tiếp theo. Anh chị sẽ làm gì khi một vài khách trong đoàn đề nghị thay đổi địa điểm tham quan không theo tour như đã ký kết?
Câu 9 :Sau khi hướng dẫn khách tham quan một di tích (lịch sử, kiến trúc..) hoặc một thắng cảnh, có một vài khách trong đoàn chưa thỏa mãn với những nội dung đã giới thiệuvà yêu cầu anh chị trình bày tỉ mỉ hơn, nhưng anh chị lại không đáp ứng được. Anh chị sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp này?
Câu 10:Ở điểm du lịch mà anh chị dẫn khách đến thăm có một số hiện tượng ảnh hưởng đến việc tham quan của khách ( người hành khất, người chạy theo bán hàng rong ....) là HDV du lịch, anh chị sẽ làm gì khi khách không hài lòng về việc này?
Câu 11:Là HDV du lịch, anh chị sẽ làm gì khi có khách trong đoàn bị mất tài sản ở khách sạn?
Câu 12:Là HDV du lịch, anh chị sẽ làm gì khi một khách trong đoàn có người tử vong?
Câu 13:Trong khi giải thích về một di tích lịch sử nào đó, một du khách nêu ra thông tin trái ngược với điều anh chị đang nói mà thông tin đó theo anh chị chắc chắn là sai. Để tỏ ra lịch sự, anh chị có thể làm gì?
Câu 14:Anh chị đang hướng dẫn một nhóm khách cao niên đi bộ, sau khi đi được 2 tiếng, một người khách cho biết là quá mệt, thình lình người khách đó ngất xỉu, ngã xoài xuống đất. Anh chị sẽ làm gì trong tình huống này?
Câu 15: Hướng giải quyết của hướng dẫn viên như thế nào khi đoàn khách yêu cầu thực hiện một điểm tham quan ngoài chương trình và đồng ý thanh toán bằng tiền trực tiếp cho hướng dẫn viên và lái xe?
Câu 16: Đoàn khách của anh chị gồm những đôi vợ chồng trẻ đang trong thời kỳ “tuần trăng mật ”thực hiện chương trình tham quan Đà Lạt. Một cặp trong đoàn luôn trễ giờ. Hướng dẫn viên làm gì để có thể hài lòng tất cả mọi người?
Câu 17:Hãy xử lý tình huống khi có sự cố bất hòa giữa các khách ?
Câu 18: Nhiều du khách thường có ý nghĩ là hãng du lịch hoặc hướng dẫn viên bố trí chương trình mua sắm tại điểm nào đó để ăn hoa hồng. Anh chị suy nghĩ thế nào về vấn đề này và làm gì để làm thay đổi suy nghĩ đó của khách?
Câu 19:Anh/ Chị xử lý như thế nò khi khách bị mất hộ chiếu?
Câu 20:Du khách nói với bạn: “Đời sống ở Việt Nam rẻ thật”. Bạn nghĩ gì về nhận xét đó?
Câu 1: Bạn hãy cho biết diện tích đất liền, độ dài bờ biển và dân số của thành phố Đà Nẵng?
Câu 2: Bán đảo Sơn Trà có bao nhiêu loài động thực vật và có tầm quan trọng như thế nào đối với Đà Nẵng? Tại sao Sơn Trà còn được gọi là Monkey Mountain?
Câu 3: Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có dân tộc ít người nào sinh sống? hiện sống ở địa bàn nào?
Câu 4: Trong 36 phố phường của Hà Nội, có phố hàng Rượu không ?
Câu 5: Nơi nào ở Việt Nam được xem là Hạ Long trên cạn?
Câu 6: Bạn hãy giới thiệu sơ lược về sự hình thành và phát triển áo dài của Việt Nam.
Câu 7: Du khách muốn tìm hiểu tiếng Việt. Bạn sẽ giới thiệu thế nào?
Câu 8: Nhã nhạc cung đình Huế được Unesco công nhận khi nào?Tại sao?
Câu hỏi 9: Anh Chị cho biết hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập năm nào? VN trở thành thành viên của tổ chức này khi nào?
Câu 10: Theo quan niệm của UNESCO có hai loại di sản văn hoá:
Câu 11: Văn Miếu Hà Nội có công trình nào thuộc Nhà Nguyễn?
Câu 12: Theo nhật báo “Courrier du Viet Nam”, diện tích trồng café của Việt Nam là 50.000ha, sản lượng chiếm 10% thị phần thế giới với 3 chủng loại: Arabica, Robusta, Moka. Loại café nào của Việt Nam đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu?
Câu 13: Tham quan Hồ Lak xong, đi Đà Lạt bằng đường bộ, bạn hãy theo quốc lộ nào, nối Buôn Ma Thuột – Đà Lạt
Câu 14: Kể tên một kênh đào rất quan trọng ở Châu Đốc, sát biên giới Việt Nam - Campuchia. Ai là người đứng ra đào kênh? Vì sao kênh đào mang tên đó?
Câu 15: Vệ tinh Vinasat của Việt Nam được phóng lên từ Guyane. Guyane là tỉnh hải ngoại của quốc gia nào? Guyane có liên hệ như thế nào với lịch sử cách mạng cận đại của Việt Nam?
Câu 16: Hội thi hướng dẫn viên Du lịch được tổ chức tại nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Bạn thử giới thiệu vắn tắt về Nguyễn Hiển Dĩnh. Kể tên hai con đường ở Đà Nẵng mang tên những nhân vật đã có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật tuồng cổ Việt Nam
Câu 17: Trong lịch sử chiến tranh hiện đại của Việt Nam, cụm từ “con đường buồn thiu” (Street without joy) chỉ con đường thiên lý nào đã nối hai tỉnh ở Miền Trung Việt Nam. Cụm từ này bắt nguồn từ đâu?
Câu 18: Trong kiến trúc truyền thống Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường nhắc đến ba loại kiến trú điển hình. Kể tên và nêu chức năng ba loại kiến trúc đó. Cho ví dụ cụ thể về từng loại kiến trúc ở địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Câu 19: Bảo tàng lịch sử Hà Nội, Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng điêu khắc Chăm, Bảo tàng Dân Tộc Học Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Cung Đình Huế. Trong năm bảo tàng trên, bảo tàng nào được xây dựng gần đây nhất? Bạn giới thiệu trong vòng 5 phút về một trong năm bảo tàng nêu trên.
Câu 20: Anh Chị cho biết chức năng của Đàn Nam Giao.
Câu 21: Anh/Chị hãy cho biết chức năng của Điện Cần Chánh.
II. LỊCH SỬ
Câu 1: Từ trước đến nay Đà Nẵng có bao nhiêu tên gọi, giải thích ý nghĩa của tên gọi qua các thời kỳ?
Câu 2: Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ? Nó còn có những tên gọi nào? Năm nào được coi là mốc chính thức khai sinh con đường này?
Câu 3: Hãy giới thiệu hoàn cảnh ra đời và vai trò lịch sử của những bản tuyên ngôn độc lập trong lịch sử Việt Nam.
Câu 4: Hãy trình bày khái quát những mốc thời gian và sự kiện đáng nhớ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1975.
Câu 5: Triều đại nhà Hồ kéo dài bao lâu? Theo bạn điều gì là đáng ghi nhận nhất trong khoảng thời gian tồn tại ngắn ngủi của Vương triều này?
Câu 6: Bạn hãy giới thiệu ba vị tướng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam theo chủ quan của bạn. Hãy giải thích sự lựa chọn của mình.
Câu 7: Du khách hỏi bạn: Tại sao lịch sử Việt Nam lại gắn liền với những cuộc chiến tranh? Người Việt có hiếu chiến quá không? Bạn hãy giải thích và chứng minh một sự thật ngược lại.
Câu 8: Hệ thống phòng thủ có vẻ đơn sơ này thật ra đã góp phần vào việc ngăn chặn bước tiến của Liên quân Pháp – Tây Ban Nha từ năm 1858 đến 1859 tại Đà Nẵng. Anh/ Chị cho biết đoạn văn trên nói đến hệ thống phòng thủ nào?
Câu 9:Một số thành tựu của các học trò đất Quảng được gắn liền với danh xưng tôn quý do nhân dân tỉnh nhà vinh danh trong tinh thần khuyến học. Đó là các danh xưng:Câu 10: Các nguồn này hợp lưu với nhau - Hội thuỷ- để trước khi ra biển cả qua Cửa Đại ( Đại Chiêm Hải Khẩu). Hội An nằm trên con sông hợp lưu - hội thuỷ đó. Anh/Chị cho biết đó là những con sông nào?
Câu 11: Tháng bảy có chiếu Vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hung
Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang
Câu ca dao này xuất hiện vào thời vua nào? Nêu lý do lịch sử của vấn đề này.
Câu 12: Năm 1883 triều đình Huế ký hoà ước Quý Mùi với thực dân Pháp, công nhận quyền bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Xin bạn cho biết Pháp ký dưới triều vua nào?
Câu 13: Từ năm 939 đến khi kết thúc chế độ phong kiến Việt Nam 1945, có bao nhiêu triều đại? Cho biết tên 2 triều đại đánh dấu sự phát triển rực rỡ của Phật giáo?
Câu 14: Kể tên 3 vị vua yêu nước dưới triều Nguyễn ( 1802 – 1945) đã bị thực dân Pháp lưu đày.Câu 15: Năm 2008 đánh dấu 150 năm ngày quân và dân Đà Nẵng kháng Pháp (1858-2008), bạn có thể nêu tên một đoạn thành lũy cũ chứng tích của công cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng đó tại thành phố Đà Nẵng.
Câu 16: Dọc theo tả ngạn sông Hàn thuộc thành phố Đà Nẵng ngày nay, trước thời kỳ Pháp thuộc có 5 xứ. bạn hãy kể tên cụ thể của 5 xứ đó.
Câu 17: Vào triều đại nào trong lịch sử Việt Nam, Phật giáo được phát triển hưng thịnh nhất?
Câu 18: Thánh mẫu nào được thờ tại Điện Hòn Chén? Tại sao?
Câu 19: Từ “ Đà Nẵng” trong ngôn ngữ Chăm có nghĩa là gì?
Câu 20: Theo Kinh dịch, Vua phải quay về hướng nào để cai trị thiên hạ?
Câu 21: Lễ thoái vị của Vua Bảo Đại diễn ra tại đâu và vào ngày tháng năm nào?
III. VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
Câu 1: Đi thăm Đại Nội Huế, có du khách hỏi HDV về đời sống cung nữ ngày xưa. Hãy kể tên một tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam nói về “ nỗi lòng cung nữ” cho biết tên tác giả.
Câu 2: Kể tên 3 bộ phim nước ngoài được thực hiện trong khoảng 20 năm trở lại đây đã góp phần chắp cánh cho du lịch Việt Nam.
Câu 3: Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Hai câu thơ trên của Hồ Xuân Hương ám chỉ đèo nào? Với 2 câu thơ trên, theo đường cái quan
Từ Ninh Bình, bạn bắt đầu bước vào địa phận tỉnh nào?
Câu 4: Bạn giới thiệu gì về Trống đồng Đông Sơn? Tại sao lại có hình tượng con cóc trên một số mặt trống?
Câu 5: Tại sao lại có hình tượng quả bầu trên nóc hầu hết những đình chùa và cả những kiến trúc ở hoàng gia Huế?
IV. PHONG TỤC
Câu 1: Tại sao người phương Đông dùng đũa trong khi người phương Tây lại sử dụng dao nỉa trong các bữa ăn?
Câu 2: Du khách phương Tây thường bị sốc khi biết không ít người Việt Nam ăn thịt chó. Bạn sẽ nói gì với họ về chuyện này?
Câu 3: Bạn nói gì với du khách về tục thờ Mẫu ở Việt Nam?
Câu 4: Ở chợ phiên Bắc Hà có một món ăn được xem như là đặc sản đó là món gì? Món đấy được nấu như thế nào?
V. TÔN GIÁO
Câu 1: Ở Đà Nẵng chùa nào theo phái Nam Tông? Hãy giới thiệu đôi nét cơ bản về ngôi chùa đó.Câu 2: Hãy giới thiệu đôi nét cơ bản về đạo Cao Đài.
Câu 3: Tại sao lại có hàng chữ “Đại đạo tam kỳ phổ độ” ở các nhà thờ Cao đài?
Câu 4: Hồi giáo đã đến nước ta từ thế kỷ thứ X. Vậy theo bạn, tại sao Hồi giáo không phát triển tương ứng với bề dày lịch sử của nó ở vùng đất này?
Câu 5: Kể tên một quần thể kiến trúc nhà thờ Công giáo nổi tiếng của Việt Nam được xây dựng trong thế kỷ XIX, do một vị linh mục Việt Nam thiết kế và thực hiện. Nhà thờ đó tọa lạc ở tỉnh nào? Nêu tên vị linh mục đó.
Câu 6: Thực chất của tính ngưỡng phồn thực là gì?
VI. DANH THẮNG – DI TÍCH
Câu 1: Tiêu chuẩn nào để thành phố Hội An được công nhận “ Di sản văn hóa thế giới”?
Câu 2:Bạn hãy cho biết những đền tháp Mỹ Sơn được xây dựng trong suốt thời gian nào? Ai là người đầu tiên khám phá?
Câu 3: Các nhà khoa học đã khảo sát và đi đến kết luận về “7 điểm nhất” của động Phong Nha, cho biết đó là những điểm gì?
Câu 4:Bạn cho biết thời gian, địa điểm tổ chức lễ Quan Thế Âm, đối tượng suy tôn và nét đặc trưng của lễ hội này?
Câu 5:Bạn cho biết những địa phương dọc bờ biển Việt Nam có một loại lễ hội rất giống nhau về nội dung, cùng tôn vinh một thần, đó là lễ hội gì? Ở Đà Nẵng lễ hội đó được tổ chức vào thời gian nào?
Câu 6:Bạn đưa khách đến Mỹ Sơn, theo bạn nên giới thiệu những gì để da khách ít nhiều cảm nhận được cái đẹp của đền tháp này?
Câu 7:Theo bạn tại sao Đại Nội - Huế lại xây dựng trên vị trí của ngày hôm nay?
Câu 8: Đèo Hải Vân là điểm tham quan hấp dẫn trên tuyến đường Bắc – Nam, anh/chị giới thiệu về điểm tham quan này.
Câu 9:Ở Bảo tàng điêu khắc Chămpa, chỉ có một phù điêu diễn tả cảnh massage được trưng bày ở phòng nào?
Câu 10:Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh với những cái chum bằng đất nung dùng như một quan tài, nhưng trông có vẻ rất bé, làm sao người Sa Huỳnh bỏ xác người vào?
Câu 11:Tại sao người ta thường dùng hình tượng con rùa để chở văn bia như trong văn miếu…?Câu 12: Hình tượng Hạc đứng trên lưng rùa nói lên điều gì?
Câu 13:Sách Đại Nam Nhất Thống Chí xuất bản thời nhà Nguyễn, chương Quảng Nam có đoạn viết: “Mây đen nổi ở Sơn Trà, triệu có mưa, cầu vồng hiện ở Cu Đê là sắp có lụt.” (Cầu vồng hiện mùa hè thì mưa, hiện mùa thu, đông thì lụt). Bạn nói rõ thêm về 2 địa danh Trà Sơn và Cu Đê.
Câu 14:Vương quốc Chămpa tập hợp bốn “vùng” hay bốn “châu” có tên Amaravati, Vijaya, Kauthara, Panduranga tương ứng với tỉnh nào ở miền Trung Việt Nam. Cho biết một số đền tháp quan trọng nhất ở đây.
Câu 15:Sông Mê kông bắt nguồn từ vùng núi tuyết Tây Tạng, chảy qua Trung Hoa, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam. Từ “Mê Kông” bắt nguồn từ đâu?
Câu 16:Vườn quốc gia Nam Cát Tiên thuộc tỉnh nào? Nêu hai đặc điểm chủ yếu của địa danh này trong bản đồ du lịch Việt Nam
VII. NÔNG NGHIỆP
Câu 1: Bạn hãy trình bày quy trình trồng lúa ở Việt Nam.
Câu 2: Theo bạn tại sao những cánh đồng ở Việt Nam bị chia thành những thửa ruộng nhỏ, đôi khi chỉ là những mẩu đất nhỏ để canh tác ở đồng bằng
Câu 3: Du khách hỏi bạn: “ Tại sao chỉ thấy đa phần là phụ nữ làm ruộng?” Bạn sẽ nói gì?
Câu 4: Bạn hãy giới thiệu khái quát với du khách bức tranh nông nghiệp Việt Nam từ năm 1989 đến nay.
PHẦN CÂU HỎI THI NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN VÀ KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH
Câu 1: Bạn hãy giới thiệu về danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Câu 2: Bạn hãy giới thiệu khu du lịch Bà Nà.
Câu 3: Có người cho rằng, khi dẫn đoàn và hướng dẫn quá nhiều lần tại một điểm tham quan sẽ gây cho hướng dẫn viên trạng thái nhàm chán và họ phải “đóng kịch” để che bớt trạng thái đó. Anh chị có đồng ý với quan điểm này không? Có cách nào khắc phục tình trạng đó.
Câu 4 :Là HDV, anh chị xử lý thế nào khi khách du lịch phản ứng (có thể đúng, có thể sai) đối với một số thông tin anh chị cung cấp cho khách ?
Câu 5 : Không ít người cho rằng: nghề hdv du lịch là một nghề “nhàn hạ”, không cần qua đào tạo và môi trường công tác là “đáng e ngại”. Là hdv yêu nghề, anh chị có thể hướng dư luận hiểu đúng về nghề nghiệp của mình như thế nào?
Câu 6: Người HDV du lịch phải đối xử bình đẳng với mọi du khách trong đoàn. Anh chị hiểu và thực hiện nguyên tắc này như thế nào khi làm việc với một đoàn khách?
Câu 7: Anh chị hãy nêu một số nguyên tắc cơ bản mà người hướng dẫn du lịch phải tuân thủ khi đoàn khách xảy ra tình huống khẩn cấp ( tai nạn, hỏa hoạn)?
Câu 8:Ấn tượng đầu tiên của khách du lịch về người HDV có tầm quan trọng như thế nào? Anh chị cho biết người HDV phải làm gì để tạo ấn tượng tốt đối với du khách ngay trong lần gặp đầu tiên?
Câu 9: Thực tế cho thấy có những Hdv rất thành công khi hướng dẫn một đoàn khách quốc tế nhưng lại rất lúng túng khi hướng dẫn một đoàn khách Việt Nam. Anh chị cho biết nguyên nhân và hướng khắc phục?
Câu 10: Đoàn khách đã được giới thiệu nhiều Chùa đẹp của 3 Miền trong chương trình tham quan, nhưng khách cho rằng các chùa đều giống nhau. Hdv cần làm gì để nội dung tham quan các chùa không bị đơn điệu, làm khách nhàm chán?
Câu 11: Có ý kiến cho rằng để thành công trong công tác hướng dẫn cho một đoàn khách Việt Nam, hdv cần có kỹ năng hoạt náo tốt. Cho biết ý kiến anh chị về vấn đề này?Câu 12:Xe đưa đoàn đi tham quan, tình cờ qua đoạn đường có một số cảnh nhếch nhác. Để hướng sự chú ý của đoàn khách vào vấn đề khác, tránh nhìn những cảnh không hay, anh chị sẽ làm như thế nào? Trình bày chi tiết chiến thuật của mình.
Câu 13: Theo anh chị, ngoại trừ sức khỏe là điều kiện cần phải có, những yếu tố nào sau đây tạo thành công của Hdv: ngoại hình, kiến thức, ngôn ngữ, đạo đức? Giải thích.
Câu 14 : Điều 7 Quy chế hoạt động của Chi hội Hướng dẫn viên du lịch quy định nghĩa vụ của Hội viên là gì?
Câu 15 :Anh(Chị) hãy cho biết quyền và nghĩa vụ của HDV Du lịch được luật du lịch quy định như thế nào?
Câu 16 :Hãy nêu những điều HDV không được làm được quy định tại Luật du lịch?Câu 17 :Từ phi trường Đà Nẵng, bạn đưa khách về Bảo tàng Điêu khắc Chăm bằng xe 45 chỗ. Thời gian 10 phút. Trong thời gian đó, bạn thử giới thiêụ về Đà Nẵng.
Câu 18 :Anh chị giới thiệu món Mỳ Quảng cho du khách như thế nào?
Câu 19 :Anh chị hãy nêu rõ những hành vi vi phạm của HDV du lịch sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000đ đến 500.000đ theo quy định của Nghị định 149/2007/NĐ- CP ngày 09/10/2007 của Chính phủ.
Câu 20 :Anh/Chị hãy nêu rõ những hành vi vi phạm của HDV du lịch sẽ bị xử phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000đ theo quy định của Nghị định 149/2007/NĐ- CP ngày 09/10/2007 của Chính phủ.
Câu 21 :Anh/Chị hãy nêu rõ những hành vi vi phạm của HDV du lịch sẽ bị xử phạt tiền từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ theo quy định của Nghị định 149/2007/NĐ- CP ngày 09/10/2007 của Chính phủ.
Câu 22 :Anh/Chị hãy nêu rõ những hành vi vi phạm của HDV du lịch sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ theo quy định của Nghị định 149/2007/NĐ- CP ngày 09/10/2007 của Chính phủ.
PHẦN CÂU HỎI VỀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Câu 1 :Anh Chị sẽ giải quyết như thế nào khi một khách trong đoàn du lịch từ chối nhận phòng anh chị đã bố trí?
Câu 2 :Anh chị xử lý như thế nào khi đưa đoàn đến địa phương, hướng dẫn viên địa phương đi cùng đoàn đưa ra một số thông tin khác với thông tin mà anh chị cung cấp trước đó làm cho khách thắc mắc?
Câu 3 :Là hướng dẫn viên, anh chị xử lý như thế nào khi đoàn khách của anh chị gặp thiên tai dọc đường không thể về thành phố theo chương trình để sáng hôm sau bay về nướcCâu 4 :Anh chị cần cung cấp cho khách những thông tin gì để giúp họ khỏi bối rối khi lạc đoàn tại điểm tham quan? Nếu điều đó xảy ra thì anh chị sẽ xử lý như thế nào?
Câu 5 :Anh chị sẽ xử lý như thế nào khi trong đoàn có người khách có thái độ khiêu khích ( về quan điểm chính trị, chế độ xã hội .. ..) ?
Câu 6 :Là người hướng dẫn đoàn, anh chị sẽ xử sự như thế nào khi một vài khách trong đoàn nhờ anh chị giúp đỡ một số việc riêng của họ (mua bán, đi thêm nơi này nơi khác...vv) ?Câu 7 :Anh chị cho biết một vài kinh nghiệm trong cách xử sự với người khách du lịch “ cá biệt” luôn vi phạm nội quy, giờ giấc, có thái độ hoặc hành động làm ảnh hưởng đến cả đoàn khách?Câu 8 :Sau một ngày hướng dẫn khách, anh chị thông báo lịch trình và kế hoạch của ngày tiếp theo. Anh chị sẽ làm gì khi một vài khách trong đoàn đề nghị thay đổi địa điểm tham quan không theo tour như đã ký kết?
Câu 9 :Sau khi hướng dẫn khách tham quan một di tích (lịch sử, kiến trúc..) hoặc một thắng cảnh, có một vài khách trong đoàn chưa thỏa mãn với những nội dung đã giới thiệuvà yêu cầu anh chị trình bày tỉ mỉ hơn, nhưng anh chị lại không đáp ứng được. Anh chị sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp này?
Câu 10:Ở điểm du lịch mà anh chị dẫn khách đến thăm có một số hiện tượng ảnh hưởng đến việc tham quan của khách ( người hành khất, người chạy theo bán hàng rong ....) là HDV du lịch, anh chị sẽ làm gì khi khách không hài lòng về việc này?
Câu 11:Là HDV du lịch, anh chị sẽ làm gì khi có khách trong đoàn bị mất tài sản ở khách sạn?
Câu 12:Là HDV du lịch, anh chị sẽ làm gì khi một khách trong đoàn có người tử vong?
Câu 13:Trong khi giải thích về một di tích lịch sử nào đó, một du khách nêu ra thông tin trái ngược với điều anh chị đang nói mà thông tin đó theo anh chị chắc chắn là sai. Để tỏ ra lịch sự, anh chị có thể làm gì?
Câu 14:Anh chị đang hướng dẫn một nhóm khách cao niên đi bộ, sau khi đi được 2 tiếng, một người khách cho biết là quá mệt, thình lình người khách đó ngất xỉu, ngã xoài xuống đất. Anh chị sẽ làm gì trong tình huống này?
Câu 15: Hướng giải quyết của hướng dẫn viên như thế nào khi đoàn khách yêu cầu thực hiện một điểm tham quan ngoài chương trình và đồng ý thanh toán bằng tiền trực tiếp cho hướng dẫn viên và lái xe?
Câu 16: Đoàn khách của anh chị gồm những đôi vợ chồng trẻ đang trong thời kỳ “tuần trăng mật ”thực hiện chương trình tham quan Đà Lạt. Một cặp trong đoàn luôn trễ giờ. Hướng dẫn viên làm gì để có thể hài lòng tất cả mọi người?
Câu 17:Hãy xử lý tình huống khi có sự cố bất hòa giữa các khách ?
Câu 18: Nhiều du khách thường có ý nghĩ là hãng du lịch hoặc hướng dẫn viên bố trí chương trình mua sắm tại điểm nào đó để ăn hoa hồng. Anh chị suy nghĩ thế nào về vấn đề này và làm gì để làm thay đổi suy nghĩ đó của khách?
Câu 19:Anh/ Chị xử lý như thế nò khi khách bị mất hộ chiếu?
Câu 20:Du khách nói với bạn: “Đời sống ở Việt Nam rẻ thật”. Bạn nghĩ gì về nhận xét đó?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment